Sông Trường Giang chảy qua xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, giáp cửa biển An Hòa (Quảng Nam) là nơi có nhiều sò sinh sống. Vào những ngày thủy triều xuống, người dân địa phương chạy ghe thuyền đến khai thác, đem bán làm thức ăn cho tôm hùm ở các tỉnh miền Trung.
Dụng cụ đánh bắt sò gồm cây sào dài khoảng 4 m nối với thanh sắt dát mỏng nằm ngang, gắn một túi lưới. Công việc cào bắt sò đòi hỏi người thợ có đôi tay khỏe mạnh để nhấn cào ăn sâu vào bùn cát khi thuyền di chuyển.
Sau 10 phút thả cào xuống và được thuyền kéo đi, vợ chồng ông Nguyễn Trưởng, xã Tam Tiến, hợp sức kéo túi bao lưới đựng sò ở phía trong.
Bình quân mỗi ngày, hai người cào được khoảng 20 bao sò. Mỗi bao nặng 40 kg, giá bán từ 100.000 đến 120.000 đồng, họ có thể thu về gần hai triệu đồng. “Nghề này vất vả, nhưng kiếm tiền dễ hơn các nghề khác”, ông Trưởng nói và cho biết công Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog việc không làm được thường xuyên bởi khi nước lớn phải dừng.
Đôi chân người bắt sò tiếp xúc với nước thường bị chai sạn, da nhăn nhúm. “Những lúc đưa lên vỏ sò cứa vào bị đứt da thường xuyên”, ông Trưởng nói.
Cũng tham gia bắt sò nhưng bà Huỳnh Thị Ái (xã Tam Tiến) chọn cách làm thủ công gần bờ. Bà Ái vừa cào sò, vừa kéo theo một thùng xốp để đựng.
Ông Mai Văn Nhớ cùng vợ ngâm mình trong nước suốt 5 giờ bắt được gần 20 kg sò. “Làm nghề này cực vì phải dầm mình trong nước, nhiều lúc dẫm phải những vật sắc nhọn”, ông nói.
Nghề bắt sò thường phải có hai người, đàn ông đảm trách việc thả cào xuống đáy sông, phụ nữ có nhiệm vụ rửa sò và đóng vào bao tải.
Đến 14h chiều mỗi ngày, thợ bắt sò đưa ghe thuyền tập trung về bến dưới cầu Tam Thanh (TP Tam Kỳ) để bán cho thương lái.
Sò được vận chuyển lên xe tải chở vào Phú Yên bán làm thức ăn cho tôm hùm. “Một ngày, tôi thu mua hơn 5 tấn sò”, chị Lan, một thương lái cho biết.
Ngư dân cào sò trên sông. Video: Đắc Thành.
Đắc Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét