Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Anh chồng sống tối giản với 200 đôi giày

Mỗi tháng vài lần, Đức Nghĩa, 32 tuổi lại bắc thang lau từng chiếc giày trên kệ cao 3m, rộng 2 m, chứa được 130 đôi. Những đôi giày càng trên cao là những đôi quý giá tới mức anh không dám đi, chỉ để ngắm.

Niềm đam mê giày sneakers đến với Nghĩa 6 năm trước. Từ 2014-2017, anh sưu tập khoảng 100 đôi. Trong một năm tiếp theo, anh mua thêm 100 mẫu mã khác, nâng số lượng lên khoảng 200.

"Số lượng không mấy biến động từ đó đến nay, do những đôi mình thích đã tìm được hết rồi và phong cách cũng định hình rõ hơn nên sau này mua gì cũng chắt lọc kỹ", Đức Nghĩa, giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường của một công ty quảng cáo đa quốc gia, chia sẻ.

Tủ giày của Nghĩa chứa được 130 đôi, ngoài ra anh để ở công ty và gửi bạn bè. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tủ giày của Nghĩa chứa được 130 đôi, ngoài ra anh để ở công ty và gửi bạn bè. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Năm 2019 có đôi chút biến động với đam mê của Nghĩa. Gia đình 4 người của anh chuyển từ căn phòng 10 m2 sống chung với bố mẹ, sang căn chung cư 76 m2 ở quận 9. Trong căn hộ mới, vợ chồng Nghĩa quyết định thiết kế theo phong cách scandinavian - đơn giản, tối giản, tinh tế.

Họ đã làm một cuộc "cách mạng". Đồ nội thất, đồ điện tử mới dùng 6 tháng đến một năm đều quyết định đem tặng hay bán lại. Tủ quần áo soạn lại, bỏ đi được hơn 80%. Hiện giờ trong tủ chỉ là những món đồ vợ chồng anh thực sự thích. "Một năm qua hầu như không mua thêm quần áo", anh nói.

Khó khăn nhất là bỏ đi đam mê. Nghĩa sưu tập truyện tranh từ những năm 1990. Thậm chí thời gian đi du học, trong những cuộc gọi về thi thoảng anh vẫn nhắc mẹ "không được đem truyện bán ve chai". Sau gần 30 năm, giờ đây những bộ này càng giá trị. Nhưng lúc chuyển nhà, Nghĩa nghĩ đã đến lúc "từ giã một phần tuổi thơ". Anh bán cho họ hàng và bạn bè thân thuộc, với hy vọng các tập truyện sẽ tiếp tục được trân trọng ở một gia đình khác.

Từng thứ một đều được "thanh trừ" nhưng riêng giày, Nghĩa không nỡ bỏ đi lấy một đôi. Vợ Nghĩa, chị Quỳnh Trang chia sẻ, hồi mới đầu cũng cằn nhằn chồng "mua giày vô tội vạ", "giày dép chỉ là thứ để bảo vệ đôi chân". Nhưng khi hiểu được vì sao chồng lại đam mê món này, cô ủng hộ. "Anh ấy hay nói 'số lượng bao nhiêu đôi không quan trọng bằng việc có những đôi nào và câu chuyện làm sao có được những đôi đó", cô nói.

Giống như đam mê với tem, tiền cổ, giày cũng mang lại nỗi ám ảnh như vậy với chồng cô. "Có rất nhiều đôi chồng tôi sẽ không bao giờ bán đi, ví dụ như đôi Jordan 1 Shattered Backboard, màu cam lẫn đen, trắng, cổ cao vì đôi đầu tiên anh ấy mua được và đưa anh ấy đến với cuộc chơi này. Anh ấy hay nói khoảnh khắc nhìn thấy đôi giày đó đã trót lòng yêu", Trang chia Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog sẻ.

Hơn nữa, cô nghĩ đây là một "đam mê lành mạnh". Cuộc sống hàng ngày của Nghĩa đều xoay quanh gia đình nên cô tôn trọng đam mê của anh, thi thoảng chỉ nhắc anh "lượng sức mình mà chơi".

Nghĩa được vợ ủng hộ đam mê. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nghĩa được vợ ủng hộ đam mê. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Theo Business of Fashion, c ác nhà khoa học xã hội khi tìm hiểu sự phát triển của "văn hóa sneaker", đã thấy nó có liên quan đến giấc mơ thời thơ ấu của chúng ta về thi đua thể thao. Thời trang nam vốn đã rất chung chung. Chính vì thế mà các đôi sneakers sẽ giúp họ mang vào thứ gì đó khác biệt - là một sự thể hiện bản thân.

Trong ngôi nhà mới, Đức Nghĩa thiết kế đồ nội thất với nhiều tủ để giấu đồ, những tông màu sáng và cách bố trí đồ thông minh tận dụng không gian chết. Nhưng với giày- là bản chất của con người mình - Đức Nghĩa muốn... lộ nó ra. Anh đã đóng một cái tủ có thể trưng giày ra, để mỗi lần nhìn vào góc đó là thấy "sướng mắt".

"Việc chơi giày, hay đam mê bất cứ một thứ gì, không liên quan đến tư duy tối giản. Nhiều người nghĩ tối giản là phải bỏ hết, kể cả những thứ thiết yếu. Mình thấy như thế như cực hình vậy. Mình nghĩ sống ở đời thì phải có một tí đam mê gì đó và tập trung cho nó là được", Nghĩa giải thích.

Đa số giày của Nghĩa đều khó mua. Những mẫu mới, anh nhờ bạn bè ở nước ngoài gửi về. Với những mẫu từ thập niên trước, Nghĩa phải "săn" trên các web đấu giá nước ngoài hay trên Instagram của các nhà sưu tập khác xem có ai bán lại. Trong quá trình này, thi thoảng thấy những đôi giày nữ quý giá, vừa size vợ hay giày cho con, anh cũng mua luôn.

Bộ sưu tập Jordan 1 của Nghĩa. Con trai anh đang mang đôi Jordan 1 màu Chicago, là một trong những đôi sneaker biểu tượng nhất trong lịch sự dòng giầy này. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bộ sưu tập Jordan 1 của Nghĩa. Con trai anh đang mang đôi Jordan 1 màu Chicago, là một trong những đôi sneaker biểu tượng nhất trong lịch sự dòng giầy này. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trên kệ, Nghĩa bố trí theo nhãn hiệu, dòng giày và màu. Nên những đôi nào hay mang nhất, Nghĩa đặt ngang tầm mắt để dễ lấy. Các đôi nào ít mang, hoặc không dám mang thì sẽ cất lên trên cao.

Hai con của Nghĩa đều biết đây là "góc riêng tư" của bố nên không nghịch, thậm chí có khách đến chơi còn khoe về tủ giày. Con gái đầu hơn 4 tuổi tinh ý tới mức luôn phát hiện mọi đôi giày bố mua về. "Nhiều hôm giấu kỹ trên kệ cao rồi mà bé vẫn nhìn ra, rồi chạy đi mách mẹ", anh kể.

Phan Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét