Sau cuộc họp ngày 14/4, bóng đá Thái Lan đi đến một quyết định được cho là quan trọng nhất – tổ chức 2 hạng đấu cao nhất là Thai League 1 và 2 mùa này từ tháng 9/2020 và sẽ kết thúc vào tháng 5/2021. Nếu mọi thứ suôn sẻ thì đây sẽ là lịch trình tổ chức cố định trong tương lai.
Ngoài ra, vấn đề các CLB giảm 50% thu nhập của cầu thủ hay tiền bản quyền truyền hình từ nhà đài True Vision cũng được giải quyết xong.
Cùng một cuộc họp với tính chất và cách thức tương tự nhau nhưng bóng đá Việt Nam và Thái Lan cho ra những kết quả khác biệt. Ảnh: FA Thailand - VPF.
Chưa hết, Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) tổ chức được một cuộc họp nửa trực triếp, nửa trực tuyến. Buổi họp có sự góp mặt của các lãnh đạo CLB liên quan, trong đó có nhiều ông bầu, bà bầu nổi tiếng của Buriram United (ông Newin Chidchob), Port FC (bà Nualphan Lamsam). Những người ở xa thủ đô Bangkok sẽ kết nối online với cuộc họp. Diễn biến buổi họp không được công bố nhưng theo thông báo của FAT, tất cả đều nhất trí với phương án đề ra trong hoàn cảnh các giải đấu đóng băng dài hạn.
Cuộc họp ấy không có đội nào từ chối tham dự vì đang bận chống dịch Covid-19 như cái cách bầu Đức yêu cầu CLB HAGL thực hiện. Trong khi đó, ở Thái Lan, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp hơn nhiều Việt Nam.
Không những vậy, chỉ sau một cuộc họp, FAT và các CLB thông qua được 3 vấn đề quan trọng như trên. Một bản kế hoạch cho tương lai tương đối rõ ràng với một sự thay đổi lớn về cách thức tổ chức được chấp thuận để tiến hành ngay khi dịch Covid-19 được khống chế. Trong khi đó, bóng đá Việt Nam tới lúc này vẫn loay hoay tìm một hướng đi cụ thể.
Tầm ảnh hưởng bà bầu Nualphan Lamsam hay ông Newin Chidchob với nền bóng đá Thái Lan tương đương bầu Đức ở Việt Nam nhưng cách chung tay xây dựng nền bóng đá của họ khác biệt nhiều. Ảnh: Sport5 - FA Thailand.
Từ cuộc họp giữa VPF và các CLB V.League vào ngày 31/3 Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đến cuộc họp ngày 14/4 giữa FAT và các CLB Thai League mới thấy rằng, bóng đá Việt Nam vẫn còn đi sau và phải học người Thái nhiều trong khâu tổ chức. Ý thức chuyên nghiệp là điều làm bóng đá Thái Lan vẫn "sang" hơn Việt Nam là vì thế.
Hai năm qua, bóng đá Việt Nam thăng tiến mạnh mẽ ở cấp ĐTQG, vượt qua người Thái. Thế nhưng, xương sống của nền bóng đá là các giải VĐQG thì bóng đá Việt Nam vẫn đi sau nhiều bước chân. Trong khi Thai League rủng rỉnh nhà tài trợ, có tiền bản quyền truyền hình thì V.League vẫn "chạy ăn từng bữa". Khi các CLB ở Thai League càng ngày càng chuyên nghiệp hơn, tự sống bằng tiền kiếm được thì đó vẫn là ước mơ của cả V.League.
Cũng từ câu chuyện này, dấu hỏi về sự đoàn kết của những người làm bóng đá Việt Nam ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo bị đặt dấu hỏi. Chưa kể, nó lại bắt nguồn từ một ông bầu có tầm ảnh hưởng với nền bóng đá. Cũng từ đó, quan điểm tiếp theo là có một bộ phận dựa vào sự bất mãn của bầu Đức cố tình chia rẽ bóng đá Việt Nam.
Điều ấy như bào mòn những gì thầy trò HLV Park Hang-seo xây dựng nên trong hai năm qua. Thành công của HLV Park Hang-seo được thừa nhận là kết quả của một tập thể đoàn kết từ thầy đến trò. ĐTQG và U23 Việt Nam được đánh giá chưa bao giờ có sự đoàn kết đến thế trong nội bộ. Không có chuyện quân anh, quân tôi, quân vùng này, quân vùng khác. Tất cả tạm gác cái tôi ở CLB để trở thành một phần của đội tuyển quốc gia.
Sự đoàn kết ở thượng tầng nền bóng đá nước nhà đang có vấn đề mà nổi bật là giữa bầu Đức với VPF. Ảnh: Hiếu Lương.
Tinh thần ấy dường như không được thể hiện ở những người có tiền và có quyền ở thượng tầng. Nền bóng đá vì thế mới chỉ có cái áo đẹp là sự thành công của các đội tuyển quốc gia nhưng bên trong là một thân hình gầy gò thiếu dinh dưỡng.
Đoàn kết đối với con người Việt Nam là giá trị tinh thần quan trọng làm nên những thành công trong dọc dài lịch sử. Thử ngẫm nghĩ rằng bầu Đức xắn tay đưa ra các giải pháp cho bóng đá Việt Nam, thay vì lên báo chỉ trích một cách thiếu căn cứ, có khi V.League cũng đã tốt hơn hiện tại vài phần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét